• Số 1 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội 0943.943.388

    BÁO CÁO PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM QUÝ 2/2025

    Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 429 Khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp quy hoạch vào khoảng 142.162ha, phân bổ rộng khắp các vùng miền và tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Nam

    Theo thông tin các Khu công nghiệp được tổng hợp, cập nhật trên cơ sở dữ liệu của HOUSELINK, trong đó các Khu công nghiệp mở rộng được coi là một Khu công nghiệp mới. Tổng các khu công nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam ở cả 3 miền là 429 doanh nghiệp với tổng diện tích đất quy hoạch khu công nghiệp là 142,162 HA và tổng diện tích đất còn trống là sấp sỉ 24,317 HA

    Trên cơ sở khảo sát 267 Khu công nghiệp đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trung bình các. Khu công nghiệp trên cả nước đạt khoảng 80%. Trong đó, có tới 48% các Khu đã lấp đầy, 28% các Khu có tỷ lệ lấp đầy trên 75% và 24% các Khu có tỷ lệ lấp đầy dưới 75%. Xét riêng từng khu vực, khu vực miền Bắc và khu vực miền Nam có tỉ lệ lấp đầy trung bình cao, đều đạt trên 83%. Tỷ lệ lấp đầy trung bình các Khu tại khu vực miền Trung chỉ đạt hơn 64%.

    Dựa trên dữ liệu hệ thống HOUSELINK tính đến hết tháng 5/2024, giai đoạn tháng 4 và tháng 5 tỷ lệ đất khu công nghiệp hấp thụ có xu hướng giảm hơn giai đoạn đầu năm. Trong 3 tháng đầu năm 2024, mức tăng trưởng diện tích đất công nghiệp hấp thụ tăng hơn 70% so với cùng kỳ, tăng vượt trội vào giai đoạn tháng 1. Tuy nhiên sang đến tháng 4 và tháng 5, tỷ lệ hấp thụ đất KCN lại đang có dấu hiệu giảm dần. Đặt biệt trong tháng 5/2024, diện tích đất công nghiệp hấp thụ đạt khoảng 124.4ha (giảm 55% so với tháng 5 năm 2023). Nhưng nhìn chung 5 tháng đầu năm, diện tích đất hấp thụ năm 2024 tăng trưởng khá tốt so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế từ tháng 1 đến tháng 5, diện tích đất công nghiệp hấp thụ trong 5 tháng đầu năm 2024 cao hơn 12% so với cùng kỳ năm trước.

    Tại miền Bắc, tỷ lệ lấp đầy Khu công nghiệp cao nhất được ghi nhận tại Hải Phòng với con số chạm mức 92%, tiếp theo là Bắc Ninh với tỷ lệ lấp đầy khoảng 89% và Vĩnh Phúc khoảng 88%. Tỷ lệ lấp đầy các KCN tại 3 tỉnh thành trọng điểm phía nam lần lượt là: Bình Dương mức 90%, Đồng Nai khoảng 89% và Long An khoảng 86%. Các tỉnh thành trọng điểm phía Nam đạt tỷ lệ lấp đầy cao nhờ các lợi thế về vị trí thuận tiện gần các cảng lớn. Tại khu vực miền Trung, tỷ lệ lấp đầy trung bình tại Đà Nẵng đạt mức 83%.

     

    Các loại hình Khu công nghiệp tại Việt Nam đang có sự thay đổi nhiều so với trước đây. Xu hướng dịch chuyển nhà máy, yêu cầu từ phía Nhà đầu tư hay những thách thức từ đại dịch Covid-19 đã kích thích xu hướng chuyển đổi mô hình phát triển Khu công nghiệp. Bên cạnh các Khu công nghiệp đa ngành truyền thống, các Khu công nghiệp theo định hướng công nghệ cao, chuyên sâu, bền vững đang dần được các đơn vị phát triển chú trọng nghiên cứu và đầu tư.

    Theo nghiên cứu của HOUSELINK dựa trên cơ sở dữ liệu các Khu công nghiệp mới chuẩn bị triển khai, loại hình Khu công nghiệp đa ngành vẫn chiếm tỉ trọng lớn (chiếm khoảng 53%). Song, các loại hình Khu công nghiệp khác cũng đang được chú trọng hình thành. Trong đó, Khu công nghiệp phát triển theo định hướng công nghệ cao chiếm 23%, Khu công nghiệp sạch chiếm 17%, Khu công nghiệp hỗ trợ chiếm 5% và Khu công nghiệp sinh thái chiếm 3%. Ngoài ra các Khu công nghiệp chuyên ngành dành riêng cho các ngành nghề đặc biệt chú trọng phát triên như Dược phẩm-Y tế, bán dẫn cũng đang được các đơn vị phát triển Khu công nghiệp đặc biệt quan tâm và lên kế hoạch phát triển thí điểm.

    Theo Dự thảo Luật Khu công nghiệp, Khu kinh tế tại Quyết định số 7304/BKHĐT-QLKKT, trong thời gian tới Việt Nam định hướng khuyến khích phát triển các loại hình Khu công nghiệp sinh thái, Khu công nghiệp hỗ trợ-chuyên ngành và Khu công nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt trong văn bản mới nhất Bộ Kế hoạch & Đầu tư gửi tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về Khu công nghiệp đã khẳng định lại một lần nữa định hướng siết chặt đầu tư Khu công nghiệp của Chính phủ, trong đó có phầ nội dung quan trọng, là để đảm bảo phát triển bền vững, đề nghị các địa phương:
    -Có định hướng cụ thể số lượng các Khu công nghiệp phát triển theo loại hình Khu công nghiệp mới.
    -Hướng dẫn và đồng hành cùng nhà đầu tư hạ tầng,
    Khu công nghiệp trong việc đề xuất các dự án Khu công nghiệp theo loại hình mới, nhất là địa phương đang có nhiều Khu công nghiệp phát triển theo loại hình Khu công nghiệp thu hút đầu tư đa ngành

    Trên thực tế theo nghiên cứu của HOUSELINK, đa số các Khu công nghiệp mới chuẩn bị gia nhập thị trường lại chủ yếu là Khu công nghiệp đa ngành. Loại hình Khu công nghiệp đa ngành là loại hình khai thác Khu công nghiệp truyền thống đã được nhiều đơn vị quản lý Khu công nghiệp triển khai từ lâu. Trong khi đó để chuẩn bị, vận hành và khai thác các loại hình Khu công nghiệp khác như khu sinh thái, chuyên ngành, hay công nghệ cao lại đòi hỏi các nhà phát triển hạ tầng cần nghiên cứu kỹ và chuyên sâu hơn về định hướng và chiến lược phát triển của Khu công nghiệp. Ngay từ thời điểm ban đầu, việc lựa chọn mô hình Khu công nghiệp theo định hướng nào cho phù hợp cũng là một thách thức không nhỏ đối với các nhà phát triển hạ tầng công nghiệp tại Việt Nam.

    Thu Trang

     

    Thẻ bài viết

    • gian đặc biệt
    • gian hàng
    • gian tiêu chuẩn
    • Máy móc xây dựng
    • ô tô
    • Thép
    • Xây dựng
    Translate »