Bê tông thoát nước – Giải pháp thoát nước nhanh cho mặt đường
Để góp phần cải thiện tình trạng ngập nước trong đô thị, công nghệ mới mặt đường bê tông nhựa rỗng đã được phát minh. Công nghệ mới có rất nhiều chức năng như chống ồn, chống ô nhiễm môi trường, tăng an toàn xe chạy do loại bỏ màng nước giữa bánh xe và mặt đường…
Đây là một sự phát triển về công nghệ bê tông đáng ghi nhận, giúp giảm thiểu chi phí và công tác bảo trì dài hạn cho các chính quyền địa phương và các nhà phát triển về các dự án quản lý nguồn nước mưa.
Bê tông rỗng là loại bê tông có cấu trúc lỗ rỗng hở liên tục, có độ rỗng (15 – 35%). Thành phần tương tự như bê tông thông thường, tuy nhiên đá được dùng có cùng cỡ hạt và chứa rất ít hoặc không dùng đến cát, những hạt đá có cùng kích thước được bao phủ và dính kết với nhau tại các vị trí tiếp xúc bằng lượng hồ xi măng đó là nguyên lý để tạo nên lỗ rỗng hở bên bên trong cấu trúc bê tông. Ngoài ra, thì những lỗ rỗng hở này cho phép hơi lạnh từ đất bên dưới làm mát bề mặt của bê tông rỗng.
Mặc dù đây là bê tông có cấu trúc rỗng, nhưng vẫn đạt được cường độ và độ bền cần thiết. Hiện nay, việc sử dụng các loại phụ gia cho phép giảm lượng nước nhào trộn để cải thiện cường độ và độ bền, mặc dù vậy thì việc thi công tốt vẫn rất cần thiết để đảm bảo mối liên kết giữa các hạt cốt liệu với nhau trong khi vẫn đảm bảo độ rỗng cần thiết.
Về thể hiện tính thẩm mỹ, giải pháp đã tạo được sự trơn chu, sạch sẽ hơn so với các loại bê tông lót đường khác. Bê tông thoát nước cũng có thể được hoàn thiện với đa dạng các kiểu màu sắc: đỏ, xanh, vàng… Về tính tiện lợi, Bởi vì bê tông rỗng cho phép nước mưa thấm vào lớp đất bên dưới nên: Cây cối được cung cấp nước tự nhiên, giảm chi phí tốn kém cho hệ thống tưới nước. Nguồn nước ngầm được bảo vệ. Hiện tượng nước chảy tràn được ngăn cản và chất lượng nước được cải thiện.
Có thể nói, công nghệ bê tông thoát nước cung cấp giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị, không chỉ giúp tạo sự thoát nước tốt nhất và một bề mặt chống mài mòn mà còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ, bên cạnh đó, nó cũng giúp các nhà thầu dễ đổ bê tông hơn.
Cùng với sự phát triển của các đô thị lớn, những thành phố, đã tác động sâu sắc tới hệ thống dòng chảy tự nhiên và nguồn nước tại chỗ. Quá trình đô thị hoá làm thay đổi không chỉ đơn thuần về điều kiện vật lý mà cả điều kiện hoá học và sinh vật học của nguồn nước.
Do lớp bao phủ bề mặt tại các khu đô thị như: đường sá, sân bãi, công viên, nhà cửa… được làm từ vật liệu không thấm đã làm chậm quá trình bốc hơi nước vào không khí để ngưng tụ thành mưa tức là ngăn cản vòng tuần hoàn nước tự nhiên và điều này là khởi đầu cho sự thay đổi về thời tiết. Đồng thời những lớp đát bên dưới bị làm chặt hơn, làm cho nước thay vì dễ dàng thấm vào đất và bổ sung vào nguồn nước tự nhiên thì lại chảy tràn trên bề mặt gây ra hiện tượng ngập úng, lầy lội tại các vùng đô thị.