Công nghệ BIM chính thức khẳng định tầm quan trọng khi được đưa vào Nghị định 15 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng năm 2021
Khi nhắc đến công nghệ BIM, chúng ta đều nhớ đến nó như một bước ngoặt của công nghệ xây dựng. Điều Bim mang lại không chỉ đơn thuần là những mô hình 3D chân thực, đó còn là sự kết nối bộ máy dự án vốn cồng kềnh và nhiều thao tác thủ công. Việc số hóa công trình xây dựng là một ý tưởng tuyệt vời đến không tưởng. Tất cả đã khiến BIM ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc thay đổi hướng đến hiện đại hóa, công nghệ hóa. Nhìn nhận được tầm quan trọng của BIM đối với ngành xây dựng nước nhà, ngày 03/03/2021, Chính phủ chính thức đưa ra Nghị định số 15/2021 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trong đó BIM được nhắc đến như một công nghệ số được phép sử dụng trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Thông qua Nghị định này, Chính phủ cũng trực tiếp khuyến khích áp dụng công nghệ này trong khuôn khổ quy định đã có của Nhà nước.
BIM là một quy trình tiên tiến được ứng dụng trong ngành xây dựng (AEC) dựa trên các mô hình 3D kỹ thuật số được sử dụng xuyên suốt trong vòng đời của một dự án thiết kế, hạ tầng và xây dựng.
Những mô hình BIM này cao cấp hơn nhiều so với các bản vẽ 2D, 3D. Chúng được tạo thành bởi các mô hình thông minh kèm theo rất nhiều thông tin, được thay đổi và cập nhật liên tục.
BIM là gì?
BIM được viết tắt của cụm từ Building Information Modeling
Building: công trình
Information: thông tin
- Hình học: các kích thước dài, rộng, cao, khoảng cách giữa các cấu kiện công trình như dầm, cột, sàn, cửa, cầu thang, v.v…
- Phi hình học: các thông tin về đặc tính sản phẩm, thông số kỹ thuật của sản phẩm
Modeling: mô hình.
Tất cả các cá nhân, tổ chức cộng tác trong việc thiết kế và xây dựng công trình đều có thể sử dụng những dữ liệu trong mô hình BIM này. Thông qua đó có thể phân tích được giá thành, thời gian thực hiện và phương pháp xây dựng, bảo trì công trình.
Toàn bộ quá trình làm việc sẽ dựa trên cơ sở việc chia sẻ thông tin này, chúng luôn được cập nhật và bổ sung liên tục trong suốt quá trình làm việc, từ lúc phát thảo cho đến lúc công trình được hoàn thiện.
Sự hình thành của BIM
Vào thời kỳ các bản vẽ của kiến trúc sư trên giấy, đến thời kỷ nguyên của Auto Cad với bảng vẽ điện tử chính xác và dễ hiệu chỉnh hơn. Ở thời điểm đấy, đa số mọi người không biết đến BIM là gì.
Sau này, nhờ vào sự tiến hóa của công nghệ, và sự tăng trưởng sức mạnh của phầncứng và đồ họa máy tính, đã tạo điều kiện cho sự phát triển của mô hình CAD-3D.Vì thế, mọi người đã biết đến BIM là gì– 1 phần mềm mô phỏng lại từng chi tiết nhỏ nhất của công trình bằng hình họa3D với độ chính xác cao.
Với BIM, một khi các thông tin được thiết lập chính xác, việc xây dựng sẽ trở nên nhanh hơn, chính xác hơn, chi phí thấp hơn. Đó chính là lý do tại sao mô hình BIM hiện nay đang trở thành một xu hướng mới và gần như là tiêu chuẩn bắt buộc trong ngành xây dựng trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, theo lộ trình của chính phủ thì vào năm 2021, mô hình BIM sẽ trở thành một tiêu chuẩn trong các công trình xây dựng, đây là một trong những giải pháp quan trọng để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới trong ngành xây dựng.