SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MỚI – BƯỚC TIẾN VƯỢT TRỘI TỐI ƯU NGÂN SÁCH XÂY DỰNG
Các loại vật liệu như bê tông, xi măng, gạch đá… vốn đã không còn xa lạ khi nhắc đến vấn đề xây dựng, thi công. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại vật liệu truyền thống này đến nay đã lộ rõ những hạn chế của mình, từ chi phí xây dựng đến các vấn đề cộng đồng. Công nghệ xây dựng mới ra đời là bước tiến vượt trội của ngành xây dựng nhằm giải quyết các bất cập đang còn tồn đọng từ lâu, đặc biệt là tối ưu ngân sách xây dựng.
Xây dựng truyền thống và những vấn đề bất cập còn tồn tại hàng thế kỷ
Các vật liệu xây dựng truyền thống chủ yếu được lấy từ tự nhiên và thông qua chế tác của con người. Việc liên tục khai thác tài nguyên thiên nhiên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của trái đất. Việc xây dựng, thi công vẫn liên tục phát triển như vũ bão cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế. Nếu tiếp tục áp dụng các phương thức xây dựng truyền thống, không chỉ tiêu tốn rất nhiều chi phí về tiền bạc, không tối ưu ngân sách xây dựng, nhân công và thời gian mà còn làm tổn hại đến môi trường sống của chính chúng ta.
Các vật liệu xây dựng truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm nay, sống mãi cùng với những công trình thế kỷ dường như đã bắt đầu lạc nhịp với các tiêu chuẩn xây dựng xanh hiện nay. Khoa học, kỹ thuật phát triển cùng với sự ra đời của các công nghệ xây dựng hiện đại sẽ giúp ngành xây dựng đạt được những thành công mới trong tương lai.
Lợi ích của công nghệ xây dựng mới đối với quá trình thi công
Các công nghệ xây dựng mới hiện nay thường gắn với việc sử dụng các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường trong quá trình xây dựng. Việc này mang đến nhiều lợi ích vượt trội không chỉ cho chủ đầu tư mà còn tạo ra các giá trị tốt đẹp đối với cộng đồng.
Công nghệ xây dựng mới tiết kiệm chi phí
Hầu hết các loại vật liệu xây dựng mới hiện nay đều được làm từ các loại rác tái chế an toàn với cơ thể người dùng và hạn chế các vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng. Việc sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp các công trình giảm từ 10% – 20% tổng chi phí vật liệu. Bên cạnh đó, công nghệ xây dựng mới cũng giúp tối ưu hóa lượng nhân công cần sử dụng và tiết kiệm ngân sách cho chủ thầu, tối ưu ngân sách xây dựng.
Giảm thời gian thi công
Thời gian thi công vẫn luôn là vàng bạc đối với quá trình xây dựng. Áp dụng công nghệ mới có thể giảm được thời gian tiến hành xây dựng xuống mức thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo được chất lượng của công trình.
Vật liệu xây dựng xanh an toàn, không độc hại
Với các công trình vẫn đang áp dụng các phương án xây dựng truyền thống, vật liệu sử dụng có thể không được đảm bảo và gây tác động xấu đến sức khỏe người dùng cũng như môi trường xung quanh. Trong khi đó, các giải pháp công nghệ xây dựng mới vẫn luôn được đánh giá cao về độ an toàn, không độc hại với cơ thể con người.
Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường
Các vật liệu xây dựng truyền thống khai thác từ thiên nhiên sẽ ngày một cạn kiệt nếu chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng chúng. Điều này ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và đẩy nhanh khiến tài nguyên bị cạn kiệt nhanh chóng. Sử dụng công nghệ xây dựng mới cùng các vật liệu xây dựng xanh sẽ giúp hạn chế ô nhiễm, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Một số giải pháp công nghệ xây dựng mới giúp thay đổi tương lai
Mái lợp tổng hợp
Mái lợp tổng hợp được làm bằng nhựa tổng hợp tái chế thân thiện với môi trường. Loại vật liệu này có chi phí rất phải chăng, trọng lượng nhẹ và có khả năng cách nhiệt tốt, giảm lượng điện tiêu thụ cho công trình nên được nhiều kỹ sư trong ngành tin tưởng sử dụng.
Kim loại tái chế
Việc khai thác các kim loại từ mỏ quặng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, tổn hại hệ sinh thái nghiêm trọng. Việc sử dụng các loại kim loại tái chế sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của ngành khai thác mỏ đến môi trường, giúp tiết kiệm tài nguyên tự nhiên.
Sàn phẳng không dầm
Sàn phẳng không dầm là công nghệ xây dựng được ứng dụng tại hàng nghìn công trình trên toàn thế giới, trong đó riêng Việt Nam đã có hơn 500 công trình. Đây là giải pháp giúp loại bỏ những phần bê tông không làm việc, tối ưu hóa số lượng cột cũng như tiết diện cột trong thi công.
Khi sử dụng sàn, chủ đầu tư sẽ tối ưu được khối lượng vật liệu xây dựng cần sử dụng, tiết kiệm chi phí hệ thống kỹ thuật, điện nước, từ đó giảm 10% – 15% tổng chi phí xây dựng toàn bộ công trình, tối ưu ngân sách xây dựng. Ngoài ra, sàn phẳng không dầmcòn làm tăng khả năng cách âm, cách nhiệt, giảm tải trọng dao động khi xảy ra động đất.
Theo LPC